Thảm họa điện năng tại bang Queensland, Úc và giải pháp hữu hiệu được đưa ra
Queensland là bang có diện tích lớn thứ hai và đông dân thứ ba tại Úc. Thủ phủ và thành phố lớn nhất bang là Brisbane, đây cũng là thành phố đông dân thứ ba tại Úc. Queensland được gọi là “bang ánh nắng”, có 10 trong số 30 thành phố lớn nhất Úc và là nền kinh tế lớn thứ ba toàn quốc. Bang Queensland mới đây đã phải hứng chịu thảm họa mất điện được cho là tồi tệ nhất trong cả thập kỷ qua, do một vụ phát nổ tại nhà máy nhiệt điện Callide Power Station, đã khiến cho tất cả các máy phát điện dừng hoạt động, vào ngày 25/05. Callide Power Station là dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng từ than, với 8 tua-bin có công suất thiết kế là 1.720 MW, được xây dựng ngay gần trung tâm của Bang Queensland, và được đưa vào hoạt động từ năm 1965. Người ta ước tính đã có 0,3 tấn mảnh vỡ được thu thập trên nóc của nhà máy điện Callide Power Station sau khi vụ nổ xảy ra. Theo ông Andrew Bills, giám đốc điều hành của CS Energy, công ty nhà nước kinh doanh điện của bang Queensland, tất cả 236 công nhân đang làm việc tại nhà máy đều được di tản an toàn. Thảm họa mất điện được ghi nhận từ các thị trấn giáp ranh với bang New South Wales cho tới phía bắc của Cairns ở cực bắc của bang Queensland, đã gây thiệt hại cho hơn 300.000 cơ sở kinh doanh, theo ông Mick De Brenni, Bộ trưởng bộ năng lượng của Queensland, và kinh khủng hơn, tình trạng mất điện cũng diễn ra tại các bệnh viện và các công trình công cộng khác, trong nhiều giờ liền. Theo thông tin từ kênh News7, nhà quản lý của nhà máy điện thông báo có 3 máy phát điện, không bị ảnh hưởng từ vụ nổ, sẽ tiếp tục hoạt động phát điện trở lại vào tầm cuối tháng 06 (mới đầu mốc thời gian phát điện dự kiến được đưa ra là 08/06, tuy nhiên sau khi cân nhắc về rủi ro và mức độ an toàn, lịch phát điện trở lại đã được lùi xuống), trong khi đó, các máy phát điện còn lại bị thiệt hại sẽ phải mất khoảng 12 tháng để sửa chữa, với chi phí rất lớn (chưa thể xác định chính xác được).
2 tuần sau vụ nổ xảy ra tại nhà máy nhiệt điện than Callide, chính phủ của thống đốc bang Queensland, bà Palaszczuk, đã tuyên bố về nghiên cứu khả thi cho việc lưu trữ điện năng của Queensland, một trong các dự án thủy điện tích năng lớn nhất của Úc, với thời gian thực hiện dự kiến là 2 năm, giá trị khoảng 22 triệu đô la Mỹ, ở đập Borumba, khoảng 120 km về phía bắc Brisbane, nằm trong tổ hợp dự án Khu năng lượng tái tạo bắc Queensland. Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu dự án khả thi, nó mở ra hướng đầu tư mới, hàng tỷ tỷ đô la Mỹ, vào cơ sở hạ tầng lưu trữ năng lượng, ước tính sẽ dự phòng lượng điện cho khoảng 1,5 triệu hộ gia đình, và đem lại khoảng 2.000 việc làm mới. Trong bài phát biểu trước chính phủ bang Queensland, ông Mick De Brenni, Bộ trưởng bộ năng lượng, tiếp tục khẳng định: “Thủy điện tích năng là một phần không thể thiếu trong sự kết hợp đa dạng nguồn năng lượng, đã được chứng mình từ vụ dừng hoạt động của nhà máy nhiệt điện than Callide Power Station vào cuối tháng trước” và “Thủy điện tích năng là nguồn lưu trữ linh hoạt, đáng tin cậy, và bổ sung cần thiết cho các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, và năng lượng gió. Đây là lý do tại sao Queensland cần nhiều hơn thủy điện tích năng trong tiến trình hướng tới 50% năng lượng tái tạo được sử dụng đến năm 2030”. Cũng theo ông De Brenni, chính phủ liên bang cũng cần tham gia tài trợ, và hỗ trợ cho các dự án thủy điện tích năng ở các bang, vì các dự án ra đời không chỉ phục vụ cho người dân bang đó, mà còn là tài sản của quốc gia, giúp hoàn thiện cơ sở hạ tầng của Úc. Theo thăm dò của chính quyền Queensland, các nhóm môi trường thể hiện sự hoan ngênh “một cách thận trọng” đối với các dự án thủy điện tích năng, ông Kelly O’Shanassy, giám đốc điều hành Quỹ bảo tồn Úc, cho biết: “Các dự án lưu trữ năng lượng tái tạo lớn như thế này có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, thay thế năng lượng từ than đá và khí đốt, và giúp đưa Queensland trở thành một siêu cường về năng lượng tái tạo“. Hiện tại, Queensland có 2 nhà máy thủy điện tích năng đang hoạt động, một nằm ở Đập Wivenhoe phía tây Brisbane, và một vẫn đang được, công ty phát triển nhà máy điện Genex, xây dựng hoàn thiện tại Kidston ở phía bắc Queensland. Ông De Brenni cho biết: dự án Borumba sẽ tăng gấp đôi sản lượng điện và gấp ba dung lượng lưu trữ của đập Wivenhoe, cho thấy dự án mới có thể sẽ cung cấp công suất phát khoảng 1.000 MW. Nước Úc cũng vừa đưa vào hoạt động 2 dự án nhà máy thủy điện tích năng – nhà máy điện Tumut 3 là một phần của chương trình Snowy Hydro và dự án thủy điện bơm Origin Energy’s Shoalhaven ở tiểu bang New South Wales (NSW)
Là một tiểu bang đầy tham vọng trong việc phát triển năng lượng tái tạo, chính quyền tiểu bang New South Wales đã kích hoạt khởi động chương trình tài trợ 50 triệu đô la Mỹ cho các dự án thủy điện năng lượng tái tạo ở bang này, dự kiến sẽ đóng góp khoảng 3.000 MW điện dự trữ linh hoạt và dài hạn. Việc khởi động chương trình New South Wales diễn ra cùng ngày khi chính phủ bang Queensland thông báo rằng họ sẽ cam kết 22 triệu đô la để hoàn thành nghiên cứu khả thi về một dự án nhà máy thủy điện tích năng mới ở phía đông nam của Queensland. Theo kế hoạch, chương trình tài trợ sẽ nhận đơn đăng ký từ quý III năm 2021, và giải ngân trước khi kết thúc năm, cho các dự án với công suất tối thiểu là 30 MW, với khả năng lưu trữ năng lượng ít nhất là 8h, ưu tiên dự án có 12h lưu trữ năng lượng. Trong chương trình tài trợ này, New South Wales tạo điều kiện bằng việc cung cấp các khoản hỗ trợ cho các chủ dự án tiến hành các hoạt động trước đầu tư, khoản này sẽ được thu hồi thông qua hoạt động của dự án khi quá trình đầu tư kết thúc, nếu dự án không đạt được hiệu quả tài chính, chủ dự án không bị yêu cầu phải hoàn trả khoản tài trợ, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro cho nhà phát triển dự án. Chương trình này là một phần của kế hoạch đầy tham vọng của chính phủ NSW nhằm hỗ trợ việc bổ sung tới 12 GW công suất phát năng lượng tái tạo mới trên toàn tiểu bang, nhằm thay thế phần lớn các nhà máy nhiệt điện than đã già cối trên khắp tiểu bang trong 15 năm tới. Lộ trình phát triển cơ sở hạ tầng điện đầy tham vọng dự kiến, đến năm 2030, sẽ hỗ trợ tới 32 tỷ đô la Mỹ đầu tư cơ sở hạ tầng điện mới, đồng thời, làm giảm chi phí năng lượng và lượng khí thải ở New South Wales. Theo hướng dẫn chung của dự án: “Thủy điện tích năng được công nhận là hình thức lưu trữ lâu dài nhất. Nó cung cấp một lượng lớn điện đáng tin cậy, theo yêu cầu, bằng cách tích trữ năng lượng tái tạo dư thừa và giải phóng vào lưới điện khi nhu cầu vượt quá cung”.
Nguồn: https://reneweconomy.com.au/queensland-to-study-huge-new-pumped-hydro-project-in-post-callide-storage-push/
https://reneweconomy.com.au/nsw-launches-50m-grant-program-for-pumped-hydro-projects/
https://www.youtube.com/watch?v=_c8rNoWXBS8